Logo

Hotline

0922 68 5959
tamlyanyen@gmail.com

8.00 AM - 8.00 PM

Địa chỉ

Số 49/10 – Phạm Ngũ Lão – Hoàn Kiếm – Hà Nội
x
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ của chúng tôi
    • Vì sao chọn An Yên?
  • Dịch vụ
    • Tham vấn và trị liệu tâm lý
    • Giám sát chuyên môn
    • Đào tạo và hỗ trợ chuyên viên tâm lý
  • Tin tức
    • Bản tin Tâm lý
    • An Yên trong hành trình
  • Kiến thức
    • Sức khỏe tâm lý
    • Vấn đề tâm lý thường gặp
    • Phương pháp tham vấn và trị liệu tâm lý
    • Kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe tâm lý
    • Dành cho người thân và cộng đồng
  • EMDR
  • Liên hệ
Đăng ký tham vấn
  • Phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam: Đối mặt với nhiều khó khăn!

Phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam: Đối mặt với nhiều khó khăn!

  • admin
  • 15:52 PM 14/01/2025
Phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam: Đối mặt với nhiều khó khăn!

Phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam: Đối mặt với nhiều khó khăn!

Khoảng 75% đến 95% người dân có rối loạn tâm thần ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình không thể tiếp cận được các dịch vụ về sức khỏe tâm thần và việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe tâm thần ở các nước có thu nhập cao cũng chưa được tốt.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề: “Tâm lý học lâm sàng và Tâm lý trị liệu: Cơ hội và thách thức” do Hội tâm lý trị liệu Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Charite thuộc CHLB Đức vừa tổ chức.

Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường nhận thức về nhu cầu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu ở Việt Nam. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới về tâm lý học lâm sàng, tâm lý học trị liệu được công bố, trao đổi để thúc đẩy và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, thực hành, đào tạo dựa trên thực chứng.

 

 

z5497673273541_e0326e5cd09bb69f50fb45bf03e7fcdf.jpg -0

Các đại biểu tham dự hội thảo

Nhà tâm lý lâm sàng tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Võ Văn Bản, Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam cho biết: "Tâm lý học lâm sàng là một lĩnh vực có quan hệ mật thiết với các chuyên ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt tâm thần học. Nhà tâm lý lâm sàng (TLLS) luôn làm việc chặt chẽ với các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia y tế khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Ngày 9.1.2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội ban hành, trong đó mã nghề tâm lý lâm sàng trở thành chức danh chuyên môn trong hệ thống khám chữa bệnh. Để được hành nghề, nhà TLLS cần phải có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép hành nghề cho các nhà TLLS sẽ được cấp bởi Hội đồng Y khoa cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh hoặc thành phố".

z5497673264211_0e3a20f02236e39fbf17f80a8a14ca01.jpg -0

PGS. TS Võ Văn Bản, Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam

"Đây là một cơ hội cho các nhà TLLS phát triển chuyên môn, hành nghề mang tính chuyên nghiệp hơn. Nhưng họ cũng sẽ đối diện với nhiều thách thức và khó khăn trong khi hành nghề tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu", PGS. TS Võ Văn Bản nhấn mạnh. 

Cũng theo ông Bản, một trong những lý do chính khiến nhiều người không tìm cách điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần là người bệnh không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hoặc họ không có bảo hiểm y tế; bảo hiểm y tế không chi trả; nhà trị liệu tâm lý ở Việt Nam chưa được chi trả đúng với năng lực của họ.

Ngoài ra, nhiều nhà tâm lý chưa được đào tạo cơ bản về Tâm lý học lâm sàng, hiện nay mới chỉ có các trường thuộc Bộ GD-ĐT, còn trong hệ thống khoa học sức khỏe chưa có đào tạo về tâm lý học lâm sàng.

"Trên thực tế, trong hệ thống đào tạo của cả các ngành khoa học giáo dục lẫn trong ngành khoa học sức khỏe, việc đào tạo về tâm lý học lâm sàng, tâm lý trị liệu, kể cả tâm bệnh học vẫn nặng về lý thuyết, thiếu về thực hành trị liệu tâm lý, đánh giá chẩn đoán các rối loạn tâm bệnh, các trắc nghiệm tâm lý.

Bên cạnh đó, các thủ tục, bằng cấp đào tạo về lý thuyết, chứng nhận thực hành và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề/ giấy phép hành nghề cho nhà TLLS vẫn chưa triển khai, nên vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng", Chủ tịch Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam cho hay.  

Người bệnh gặp khó khi tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần

Theo nghiên cứu của TS. Andrea Bruni, Cố vấn về sức khỏe tâm thần của WHO, tại khu vực Đông Nam Á, ước tính cứ 7 người thì có 1 người đang chung sống với một rối loạn tâm thần; hơn 200.000 cái chết do tự sát. Đặc biệt, những người có vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng thường mất sớm hơn 10 tới 20 năm so với quần thể dân số chung. 

Con số thống kê cũng cho thấy, khoảng 75% đến 95% người dân có rối loạn tâm thần ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình không thể tiếp cận được các dịch vụ về sức khỏe tâm thần và việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe tâm thần ở các nước có thu nhập cao cũng chưa được tốt. Hơn thế, họ cùng với gia đình và những người chăm sóc còn chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng. 

z5497673194118_ad81931a95341ec064bb09c38b4056f7.jpg -0

Chuyên gia y tế cao cấp Lê Minh Sang, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Là chuyên gia y tế cao cấp, ThS. Lê Minh Sang, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhìn nhận, mặc dù Việt Nam có hơn 11.000 trạm y tế xã, phường nhưng chỉ 49% số trạm thực hiện được 80% danh mục chuyên môn kỹ thuật; các trạm y tế chỉ cấp thuốc miễn phí cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm; không thực hiện được các dịch vụ khác như sàng lọc, trị liệu, phòng tái phát hay phục hồi chức năng; trạm y tế dựa hoàn toàn vào trung tâm y tế huyện để duy trì dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Đối với ngành bảo trợ xã hội mới triển khai chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi dựa vào cộng đồng cho người rối loạn tâm thần; mặt khác gặp thách thức trong điều phối đa ngành cũng như khó tiếp cận đối với người bị rối loạn tâm thần ở nông thôn. Tất cả học sinh có bảo hiểm y tế nhưng không tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần phù hợp.

"Một trong những nguyên nhân chính tạo nên các vấn đề này là thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Số lượng bác sĩ tâm thần rất ít, chỉ đạt 0,62 người/100.000 dân và thấp hơn so với trung bình toàn cầu" ThS. Lê Minh Sang nêu quan điểm. 

ThS. Lê Minh Sang khuyến nghị cần mở rộng bao phủ cung ứng dịch vụ, đồng thời chuyển đổi mô hình lồng ghép, chăm sóc bệnh nhân tâm thần dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, cần đào tạo nguồn nhân lực để cải thiện tình trạng thiếu bác sĩ và điều dưỡng chăm sóc tâm thần, hoặc đổi mới chương trình đào tạo nhằm đáp ứng chất lượng theo khung năng lực nghề nghiệp; tăng cường hợp tác viện - trường trong đào tạo.

Trang Nhung

(Nguồn: https://daibieunhandan.vn/phat-trien-tam-ly-lam-sang-tam-ly-tri-lieu-o-viet-nam-doi-mat-voi-nhieu-kho-khan-post373649.html)

Tin liên quan

  • Chương trình Bình Yên Trong Gia Đình
  • Mở đăng ký dự án Chạm Sáng (đợt 1)
  • Lời Mời Tham Gia Thử Thách 7 Ngày Yêu Thương Vô Điều Kiện!
  • THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 
  • TRE® CHO CỘNG ĐỒNG
  • Workshop: "ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI THÂN VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TÂM LÝ"
  • CHƯƠNG TRÌNH "TRE® CHO CỘNG ĐỒNG"
  • Thạc sĩ Đinh Thị Minh Châu trình bày nghiên cứu về liệu pháp EMDR tại Hội thảo khoa học quốc tế
  • THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN
  • Thuê nhà tâm lý để giúp học sinh phát triển trí tuệ cảm xúc

Bài viết nổi bật

Giám sát chuyên môn tại An Yên

Giám sát chuyên môn tại An Yên

Đào tạo và hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại An Yên

Đào tạo và hỗ trợ chuyên viên tâm lý tại An Yên

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần hàng ngày

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần hàng ngày

Đối mặt với sự cô đơn và mất mát ở tuổi già

Đối mặt với sự cô đơn và mất mát ở tuổi già

Một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời về Dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý tại An Yên

Một số câu hỏi thường gặp và câu trả lời về Dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý tại An Yên

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu và trầm cảm

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu và trầm cảm

Logo

Công ty TNHH Tâm Lý  An Yên 

footer_phone

Hotline

0922 68 5959

Thông tin cần thiết
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Tin tức và sự kiện
    • Kiến thức và khám phá
    • EMDR
    • Liên hệ
Thông tin liên hệ
  • Số 49/10 – Phạm Ngũ Lão – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ
    0922 68 5959
  • Email
    tamlyanyen@gmail.com
  • Thời gian hoạt động
    8.00 AM - 8.00 PM
Liên kết
2024. All Rights Reserved.